GC FLU PFS - Hàn Quốc

Cúm > 3 tuổi,người lớn ( Hàn )



Nguồn gốc

  • Hàn Quốc

Chỉ định

  • Phòng ngừa cúm ở người lớn và trẻ em trên 3 tuổi




Lịch tiêm chủng

  • Người lớn và trẻ em trên 3 tuổi : 1 liều 0.5 ml
  • Đối với trẻ em dưới 9 tuổi chưa bị nhiễm bệnh cúm hay chưa tiêm chủng vacxin cúm trước đó, nên tiêm liều thứ 2, cách liều đầu ít nhất 4 tuần

Đường dùng

  • Tiêm bắp 

Lưu ý khi sử dụng

  • Trước khi sử dụng cần kiểm tra hình thức của dung dịch nếu có hạt hoặc đổi màu, ngừng
    sử dụng.
  • Vắc xin thường được tiêm vào vị trí bên của bắp tay và vị trí tiêm cần được khử trùng
    bằng cồn hoặc cồn i-ốt. Mũi tiêm nhắc lại nên tránh vị trí đã tiêm.
  • Nghiêm cấm tiêm tĩnh mạch
  • Mũi kim không được đâm vào mạch máu.
  • Không trộn lẫn với các loại vắc xin khác trong cùng một xylanh.
  • Không sử dụng khi vắc xin bị đông đá
  • Vắc xin cần được được lắc kỹ, đồng nhất trước khi sử dụng.
  • Sản phẩm cần được sử dụng ngay sau khi mở.

Chống chỉ định

Kiểm tra đối tượng tiêm chủng trước khi tiêm bằng cách thăm khám và kiểm tra bệnh sử của đối tượng. Không tiêm vắc xin này nếu đối tượng ở một trong các trường hợp sau:
  • Người đã có tiền sử sốc phản vệ với thành phần của vắc xin GC Flu
  • Người bị dị ứng với trứng, thịt gà, mọi sản phẩm từ thịt gà và các thành phần của vắc
    xin GC Flu
  • Người có triệu chứng động kinh trong vòng 1 năm trước khi tiêm chủng.
  • Người có hội chứng Guillain-Barre trong vòng 6 tuần kể từ lần chủng ngừa cúm
    trước hoặc người bị rối loạn thần kinh.

Tác dụng ngoại ý

1) Có một số phản ứng tại chỗ như mẩn đỏ, sưng và đau, hoặc phản ứng toàn thân như
sốt, rét run, đau đầu, mệt mỏi và buồn nôn. Nhưng các phản ứng sẽ hết trong vòng 2-
3 ngày.
2) Viêm não: viêm não cấp tính rất hiếm khi xảy ra, với các triệu chứng như: sốt, đau
đầu, co giật, rối loạn vận động, rối loạn ý thức thường xảy ra trong vòng 2 tuần sau khi tiêm vắc xin. Khi có các triệu chứng nêu trên, cần thực hiện điều trị y tế thích
hợp, nên đánh giá thông qua các phương pháp như MRI…
3) Dị ứng hoặc sốc phản vệ có thể xảy ra nhưng hiếm gặp.
4) Rối loạn hệ thần kinh tạm thời có thể xảy ra, tê liệt, đau dây thần kinh, xuất huyết não
hoặc viêm hệ thần kinh (ví dụ như hội chứng Guillain-Barre) là một trong số các
trường hợp đã được báo cáo.

Tương tác với thuốc khác

  • Chưa có nghiên cứu nào đánh giá việc tiêm đồng thời vắc xin cúm với các vắc xin khác.
  • Trong trường hợp bắt buộc phải tiêm, nên tiêm tại những vị trí khác nhau. Tỷ lệ xuất hiện các tác
    dụng phụ có thể tăng lên.
  • Việc tạo miễn dịch có thể bị ảnh hưởng bởi điều trị ức chế miễn dịch đồng thời hoặc đang
    suy giảm miễn dịch.
  • Sau khi tiêm vắc xin cúm, đã thu được kết quả dương tính giả khi xét nghiệm huyết thanh
    bằng phương pháp ELISA để xác định kháng thể kháng HIV-1, viêm gan C, và đặc biêt là
    HTLV-1. Phản ứng dương tính giả thoáng qua có thể do đáp ứng IgM với vắc xin
Các thuốc sau có thể gây tương tác với GC FLU:
  •  Thuốc kiểm soát bệnh động kinh (Phenytoin, carbamazepine, Phenobarbital).
  •  Theophyline.
  •  Warfarin.
  •  Immune globulin.
  •  Thuốc ức chế miễn dịch (corticosteroid, cyclosporine, thuốc chống ung thư (bao
    gồm cả xạ trị)…).

Phụ nữ có thai và cho con bú

  • Vắc xin này chỉ được dùng trong thai kỳ khi có ý kiến của bác sĩ.
  • Vắc xin này có thể dùng ở phụ nữ đang cho con bú

Bảo quản

  • Bảo quản ở nhiệt độ 2-8 oC , không để đông đá, tránh tiếp xúc ánh sáng.
Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
Posts RSSComments RSSBack to top
© 2011 Trung tâm Vacxin Dịch vụ Nam Định ∙ Designed by BlogThietKe | Distributed by Rocking Templates
Released under Creative Commons 3.0 CC BY-NC 3.0